Bệnh sùi mào gà là gì? Triệu chứng
Bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh.. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? lây qua đường nào? các điều trị như thế nào.. Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người luôn tìm kiếm và thắc mắc hiện nay..
Ở bài viết sau đây phòng khám đa khoa TP.HCM sẽ phân tích cũng như nêu ra đây đủ tổng quan về bệnh sùi mào gà để các bạn có thêm kiến thức cũng như biết cách phòng tránh bệnh này..
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE VIỆT NAM
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02838635512
1/ Bệnh sùi mào gà là gì
Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng hoặc sùi mào gà ở lưỡi do quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.
>> Xem thêm: Đi phá thai cần mang theo những gì?
2/ Triệu chứng của sùi mào gà
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, là căn bệnh do virus HPV gây nên các u nhú có thể mọc ở cơ quan sinh dục, miệng, mắt, hậu môn,… Các bác sĩ Phòng khám Royal cho biết bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh kể cả nam, nữ, người già, trẻ sơ sinh,...
Vì bệnh lây nhiễm qua rất nhiều con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con, truyền máu hoặc sử dụng chung vật cá nhân với người bệnh,... Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng của sùi mào gà biểu hiện ra bên ngoài cơ thể.
Triệu chứng của sùi mào ở nam giới
- Xung quanh bộ phận sinh dục nam như vùng bìu, thân dương vật, bao quy đầu,… quan sát thấy có các u nhú, nốt mụn sùi nhỏ.
- Các nốt sùi ban đầu thường có hình dạng tròn, nhỏ, kích thước 1-2mm, mềm, mọc li ti đơn độc, nhưng sau đó sẽ phát triển thành từng chùm, từng mảng tương tự như mào gà.
- Các nốt sùi có thường có màu hồng, màu tím, bên trong có lớp mủ trắng, thông thường chúng không gây đau đớn, nhưng sau một thời gian phát triển, các nốt sùi sẽ bị vỡ ra, chảy máu, hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, lớp mủ trắng bên trong lan ra gây lở loét cho các vùng quanh bộ phận sinh dục.
- Nam giới mắc sùi mào gà khi đi vệ sinh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu, va chạm sẽ dễ bị chảy máu, bệnh phát triển nặng còn khiến nam giới đi lại khó khăn, sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
Gọi : (028) 35921238 - (028) 38115688 hoặc Click để được tư vấn miễn phí
Triệu chứng của sùi mào ở nữ giới
- Ở bộ phận sinh dục của chị em, các u nhú bắt đầu nhô lên, nốt sùi nhỏ, mềm hoặc thô ráp, có màu hồng nhạt hoặc đỏ.
- Sau một thời gian, các u nhú trở thành gai nhú, lớn dần, liên kết với nhau thành mào gà hoặc súp lơ. Các nốt sùi có bề mặt mềm, ẩm ướt và có thể ấn ra một giọt mủ giữa các nốt sùi, có mùi hôi khó chịu.
- Bệnh phát triển mức độ nặng, các nốt sùi lớn có sự cọ sát và gây đau đớn, khiến việc di chuyển gặp khó khăn.
- Hầu hết chị em bị sùi mào gà còn gặp dấu hiệu khí hư ra nhiều, có màu trắng, ngứa âm đạo, đau khi quan hệ tình dục,… Nốt sùi có thể xuất hiện ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo,…
Triệu chứng của sùi mào ở miệng
Virus HPV có thể xâm nhập vào miệng dẫn tới có các nốt sùi màu hồng tươi có cuống, nhú lên đơn độc hoặc mọc thành từng cụm, rất dễ chảy máu. Sùi có thể mọc ở lưỡi, môi bên trong má, cổ họng,… làm người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu, đau rát khi ăn, đau họng, có thể sốt.
Triệu chứng của sùi mào ở hậu môn
Khi xuất hiện ở hậu môn, sùi mào gà là những gai nhú nhỏ và mềm, nhô cao, màu hồng tươi, dễ chảy máu, đường kính khoảng 1,2 mm. Những nốt sùi hoặc mảng sùi ở hậu môn khiến bạn cảm thấy vướng víu, ngứa rát, chảy máu, đau khi đi đại tiện, khi quan hệ tình dục,...
Triệu chứng của sùi mào ở mắt
Thông thường sùi mào gà ở mắt sẽ mọc ở trên mí mắt, đó là các u nhú sau đó phát triển thành các nốt sùi nhỏ trông giống như mào gà, hoa súp lơ, sùi mủn dễ bị trầy xước và chảy dịch. Sau một thời gian, các vết sùi sẽ phát triển rộng hơn, chiếm cả mi mắt, đau khi chạm vào. Mắt bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu, thường xuyên chảy nước mắt và nhèm mắt, thị lực cũng giảm đi đáng kể.
>> Xem thêm: Cọ xát bên ngoài quần áo có thai không bác sĩ?
3/ Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường, ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà nhưng thực tế virut HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, tuyến nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh… Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.
- Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virut sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).
- Virut sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…) hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.
4/ Các phương pháp điều trị sùi mào gà
Các triệu chứng sùi mào gà ở giai đoạn đầu trong thời gian ủ bệnh rất khó nhận biết tuy nhiên khi các nốt sùi biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, bạn cần chủ động đi thăm khám ngay.
Thông qua việc khám lâm sàng và thực hiện các kiểm tra cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu dịch,... các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả có phải bạn đã mắc bệnh sùi mào gà không và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.
Những phương pháp chữa sùi mào gà truyền thống như: dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp vật lý như đốt lạnh nitơ lỏng, đốt điện, đốt laser CO2,… có thể loại bỏ được nốt sùi mào gà ở nhiều vị trí nhưng vẫn còn hạn chế là gây đau đớn và không thể tiêu diệt được virus HPV nên khả năng tái phát vẫn rất cao.
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Hoàng Gia (Royal) đang ứng dụng kỹ thuật hiện đại ALA-PDT để điều trị sùi mào gà, đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn nhất mang đến nhiều ưu điểm như:
- An toàn, không đau: ALA- PDT đảm bảo an toàn, tỉ lệ khỏi bệnh lên đến 98,5%.
- Thời gian điều trị ngắn: Liệu trình từ 15- 20 phút. Không gây đau đớn, không để lại sẹo.
- Hiệu quả điều trị cao: Với ứng dụng chất oxy chiếu trực tiếp lên vùng nhiễm bệnh sẽ làm giảm dần sự sinh sản của nốt sùi, làm chúng tổn thương, dần chết và rụng đi.
- Tỉ lệ tái phát thấp: Tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát bệnh và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Trên đây là những thông tin giải đáp về Bệnh sùi mào gà là gì? Triệu chứng của sùi mào gà ở các vị trí trên cơ thể. Sùi mào gà không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc gia đình, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn tới vô sinh, hiếm muộn, lây nhiễm bệnh sang cho những người xung quanh,... Vì vậy nếu như bạn đang gặp dấu hiệu của sùi mào gà nên đi thăm khám, xét nghiệm sớm. Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn hãy nhấp vào link chat.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE VIỆT NAM
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02838635512