Xét nghiệm HPV: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xét nghiệm HPV: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị? Là câu hỏi đang được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Đại Đông để tìm ra câu trả lời.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02838635512

Link chat tư vấn miễn phí: nhấp vào đây

Bài viết liên quan:

Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 79 triệu người bị lây nhiễm HPV, và con số bị nhiễm mới mỗi năm là 14 triệu người. Có khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV siêu vi. Mỗi năm có khoảng 360,000 người tại Hoa Kỳ mắc sùi mào gà, hơn 10,000 phụ nữ tại đây bị ung thư cổ tử cung. Và chỉ có khoảng 21,000 người được chẩn đoán ung thư liên quan đến HPV được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin.

HPV là gì?

Xét nghiệm HPV: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

HPV là những virus nhỏ và thường lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay có khoảng 200 type khác nhau, trong đó type HPV 16 và HPV 18 thuộc nhóm có nguy cơ cao gây 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tần suất nhiễm các type HPV khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau.

Phụ nữ nhiễm HPV thường xuất hiện ở độ tuổi sau 30. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng cụ thể. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thì bệnh ung thư đã phát triển ở giai đoạn nặng hơn. Chính vì thế việc xét nghiệm sớm HPV sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.

Xét nghiệm HPV là gì?

Xét nghiệm HPV là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thường được áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Xét nghiệm này giúp phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung (HPV 16 và HPV 18).
Có 2 xét nghiệm giúp phát hiện virus HPV :

    Xét nghiệm Pap (Pap smear): Phết tế bào cổ tử cung lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng. Xét nghiệm Pap giúp phát hiện virus HPV gây ung thư cổ tử cung.
    Xét nghiệm HPV: Giúp phát hiện virus gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào và ung thư. Xét nghiệm HPV có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.

Các xét nghiệm trên nhằm chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV và xác định type HPV gây bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng gây ung thư. Vì thế để chắc chắn về tình trạng bệnh, ngoài việc tiến hành xét nghiệm HPV thì cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết khác như nội soi cổ tử cung, siêu âm…

Những ai cần tiến hành xét nghiệm HPV?

Tất cả chị em đã có quan hệ tình dục cần tiến hành xét nghiệm HPv để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Cụ thể như:

  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap theo lời khuyên của bác sĩ và không cần phải làm xét nghiệm HPV, trừ khi kết quả Pap bất thường.
  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên nên thử nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng lúc.
  • Những phụ nữ đã tiêm vắc xin phòng HPV vẫn nên thực hiện theo các khuyến nghị sàng lọc cho nhóm tuổi của họ.
  • Những phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Phụ nữ có nguy cơ cao bao gồm những người bị nhiễm HIV, ghép tạng, hoặc tiếp xúc với thuốc DES.

Các rủi ro khi xét nghiệm HPV

Tương tự như các xét nghiệm  khác, xét nghiệm HPV có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

  • Dương tính giả: Kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có loại virus HPV nguy cơ cao trong khi bạn thực sự không mắc phải. Kết quả dương tính giả có thể dẫn đến quá trình theo dõi không cần thiết, chẳng hạn như soi cổ tử cung hoặc sinh thiết. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy lo lắng quá mức khi nhận được kết quả xét nghiệm HPV.
  • Âm tính giả: Kết quả này có nghĩa là bạn thực sự bị nhiễm virus HPV nhưng xét nghiệm lại không phát hiện được sự tồn tại của virus. Điều này có thể khiến bạn không thực hiện các xét nghiệm hoặc thủ tục theo dõi thích hợp.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm HPV

Bạn không cần chuẩn bị gì quá đặc biệt trước khi thực hiện xét nghiệm HPV. Tuy nhiên, xét nghiệm HPV thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để làm cho cả hai xét nghiệm chính xác nhất có thể:

  • Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc âm đạo, sản phẩm cho vùng kín trong 2 ngày trước khi xét nghiệm
  • Cố gắng không lên lịch đi xét nghiệm trong chu kỳ kinh nguyệt. Thử nghiệm vẫn có thể thực hiện nhưng bác sĩ sẽ lấy được một mẫu tế bào tốt hơn khi bạn tiến hành xét nghiệm trong những ngày bình thường.

Quy trình xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xét nghiệm HPV thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap – một xét nghiệm thu thập các tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra các bất thường hoặc phát hiện tế bào ung thư. Xét nghiệm HPV có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cùng một mẫu lấy từ xét nghiệm Pap hoặc lấy mẫu thứ hai từ ống cổ tử cung.

Trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, bạn sẽ nằm ngửa trên bàn, bàn chân sẽ đặt trên một bàn đạp hỗ trợ. Sau đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt một dụng cụ vào âm đạo để banh âm đạo rộng hơn, giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy cổ tử cung. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào trong tử cung bằng một dụng cụ đặc biệt với một đầu như một chiếc bàn chải mềm. Quá trình lấy mẫu này không hề gây đau đớn, thậm chí bạn còn không có cảm giác khó chịu nào.

Sau khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, bạn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường mà không có bất kỳ hạn chế nào. Hãy hỏi bác sĩ về thời gian mà bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm HPV

Kết quả xét nghiệm HPV bạn nhận được có thể là dương tính hoặc âm tính

  • Dương tính với HPV: có nghĩa là bạn có một loại HPV nguy cơ cao có liên quan đến ung thư cổ tử cung trong cơ thể. Điều đó không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung bây giờ, nhưng đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng ung thư cổ tử cung có thể phát triển trong tương lai. Bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra theo dõi trong một năm để xem liệu nhiễm trùng đã được loại bỏ hay chưa hoặc để kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
  • Âm tính với HPV: kết quả này có nghĩa là bạn không có bất kỳ loại HPV nào gây ung thư cổ tử cung.

Tùy thuộc vào kết quả của xét nghiệm HPV, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn thực hiện tiếp những bước sau:

  • Theo dõi định kỳ: nếu bạn trên 30 tuổi, xét nghiệm HPV âm tính và xét nghiệm Pap bình thường, bạn sẽ tuân theo một lịch trình được khuyến nghị lặp lại cả hai xét nghiệm trong 5 năm.
  • Soi cổ tử cung: trong phương pháp theo dõi này, bác sĩ sử dụng một ống kính phóng đại đặc biệt để kiểm tra cổ tử cung cẩn thận hơn.
  • Sinh thiết: đôi khi được thực hiện kết hợp với soi cổ tử cung. Khi đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào cổ tử cung và kiểm tra kỹ hơn dưới kính hiển vi.
  • Loại bỏ các tế bào cổ tử cung bất thường: để ngăn chặn các tế bào bất thường phát triển thành các tế bào ung thư, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành thủ thuật giúp loại bỏ khu vực mô chứa các tế bào bất thường.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa: nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm HPV có vấn đề, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một phòng khám phụ khoa để khám trực tràng. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có thể bị ung thư, hãy tìm đến một bác sĩ chuyên điều trị ung thư đường sinh dục nữ (bác sĩ ung thư phụ khoa) để điều trị.

Phòng khám đa khoa TPHCM có các trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2… giúp xét nghiệm nhanh chóng, kết quả chính xác.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tiến hành xét nghiệm HPV, giúp chẩn đoán đúng bệnh. Nếu nghi ngờ mắc ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để tìm hiểu thêm “xét nghiệm HPV” hoặc đặt lịch tầm soát bệnh, vui lòng liên hệ hotline 028 3592 1238 hoặc 028 3811 5688 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Xét nghiệm HPV: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02838635512

Link chat tư vấn miễn phí: nhấp vào đây